Một số tự nhiên \(n\) có ước số là số nguyên dương \(d\) khi và chỉ khi \(n\) chia hết cho \(d\).
Chẳng hạn, với \(n = 4\), ta có các ước số là \(1, 2, 4\). Như vậy, số lượng ước số của \(4\) là \(3\).
Yêu cầu:
- Với mỗi số nguyên dương \(n\), hãy tính số lượng ước số của \(n\).
Dữ liệu vào:
- Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương \(T\) là số lượng các số \(n\).
- Dòng tiếp theo ghi \(T\) số nguyên dương \(n_1, n_2, ..., n_T\) lần lượt là các số cần tính số lượng ước số, mỗi số cách nhau một dấu cách.
Ràng buộc dữ liệu vào:
- 40% số điểm: \(1 \le T \le 10^2; 1 \le n_1, n_2, ..., n_T \le 10^4\).
- 60% số điểm: \(200 \le T \le 10^5\) và \(10^4 \le n_1, n_2, ..., n_T \le 10^8\).
Kết quả:
- Một dòng gồm các số là phần dư của kết quả tìm được tương ứng với từng giá trị của dữ liệu vào khi chia cho \(2\). Mỗi số ghi cách nhau một dấu cách.
Input 1
2
4 6
Output 1
1 0
Giải thích ví dụ:
- Số 4 có các ước số là \(1, 2, 4\), tổng cộng \(3\) ước số. \(3\) mod \(2 = 1\).
- Số 6 có các ước số là \(1, 2, 3, 6\), tổng cộng \(4\) ước số. \(4\) mod \(2 = 0\).
Kết quả cuối cùng: 1 0.
Nhận xét