HSG THPT Hà Nội 2023 - Công ty

Xem dưới dạng PDF

Gửi bài giải

Điểm: 20
Giới hạn thời gian: 1.0s
Giới hạn bộ nhớ: 256M

Tác giả:
Kiểu bài tập

Một công ty gồm \(N\) người được đánh số từ \(1\) tới \(N\). Tổng giám đốc của công ty được đánh số là \(1\), mỗi người từ \(2\) tới \(N\) có đúng một cấp trên trực tiếp của mình.

  • Nếu \(i\) là cấp trên trực tiếp của \(j\), ta gọi \(i\) là quản lý của \(j\).
  • Nếu \(i\) là quản lý của \(j\) thì \(i\) cũng là quản lý của những người mà \(j\) quản lý.
  • Không có trường hợp \(i\) là quản lý của \(j\) đồng thời \(j\) là quản lý của \(i\).

Công ty có chế độ lương thưởng rất đặc biệt:

  • Người thứ \(i\) có lương là \(a_i\).
  • Người cấp dưới có thể có lương cao hơn người quản lý.
  • Công ty muốn tổ chức một sự kiện cho toàn bộ công ty. Nhưng nếu hai người \(u\) và \(v\) tham gia, trong đó, \(u\) là quản lý của \(v\) mà lương của \(u\) không cao hơn lương của \(v\) thì sẽ xảy ra bất hòa.

Công ty muốn chọn ra được nhiều người nhất tham gia sự kiện mà không có sự bất hòa nào.

Phòng tổ chức sự kiện đưa ra \(Q\) giả định như sau:

  • Xét người \(u\) \((1 \le u \le N)\), chọn ra một số người mà \(u\) là quản lý (có thể chọn hoặc không chọn \(u\)) để tham gia sự kiện sao cho:
  • Tổng số người được chọn là lớn nhất.
  • Không có sự bất hòa nào giữa những người được chọn.

Yêu cầu

  • Với mỗi giả định, in ra số người nhiều nhất có thể chọn để tham gia sự kiện.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương \(N\) và \(Q\) \((1 \le N, Q \le 200.000)\).
  • Dòng thứ hai gồm \(N\) số nguyên dương, mỗi số thứ \(i\) là \(a_i\), mô tả mức lương của người thứ \(i\) \((1 \le a_i \le 10^9)\).
  • Dòng thứ ba gồm \(N - 1\) số nguyên dương, số thứ \(i\) là \(p_i\), mô tả \(p_i\) là cấp trên trực tiếp của \(i + 1\) \((1 \le pi \le N)\).
  • \(Q\) dòng sau, dòng thứ \(i\) gồm một số nguyên dương \(u_i\) \((1 \le ui \le N)\), mô tả giả định thứ \(i\).

Dữ liệu ra

  • Với mỗi giả định, in ra kết quả tương ứng.

Input 1

6 3
8 4 2 7 1 3
1 1 3 2 3
1
3
4

Output 1

5
2
1

Giải thích

  • Hình minh họa giống như trong hình 3. Với giả định 1: chọn các nhân viên 1, 2, 5, 4, 6. Với giả định 2: chọn các nhân viên 4, 6. Với giả định 3: chọn nhân viên 4.

Input 2

6 2
7 5 6 4 3 1
1 1 3 3 5
3 1

Output 2

4 6

Ràng buộc:

  • 15% số test với 15% số điểm thỏa mãn: \(N \le 15; Q = 1\).
  • 20% số test khác với 20% số điểm thỏa mãn: nếu \(u\) là quản lý của \(v\) thì \(au \gt av\).
  • 15% số test khác với 15% số điểm thỏa mãn: \(i\) là cấp trên trực tiếp của \(i + 1\).
  • 15% số test khác với 15% số điểm thỏa mãn: \(N \le 1000; a_i \le 100\).
  • 20% số test khác với 20% số điểm thỏa mãn: \(N \le 10^5; a_i \le 10^9\).
  • 15% số test còn lại với 15% số điểm bài không có ràng buộc gì thêm.

Nhận xét

Không có ý kiến tại thời điểm này.