Gửi bài giải

Điểm: 15
Giới hạn thời gian: 1.0s
Giới hạn bộ nhớ: 256M

Tác giả:
Kiểu bài tập

Tuyến đường sắt từ thành phố \(A\) đến thành phố \(B\) đi qua một số nhà ga. Tuyến đường có thể biểu diễn bởi một đoạn thẳng, các nhà ga là các điểm trên đó. Tuyến đường bắt đầu từ \(A\) và kết thúc ở \(B\), vì thế các nhà ga sẽ được đánh số bắt đầu từ \(A\) (có số hiệu là \(1\)) và \(B\) là nhà ga cuối cùng.

Giá vé đi lại giữa hai nhà ga chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng. Cách tính giá vé khi khoảng cách giữa hai nhà ga là \(X\):

Khoảng cách \(0 \lt X \le L1\) \(\rightarrow\) Giá vé \(C1\) Khoảng cách \(0 \lt X \le L2\) \(\rightarrow\) Giá vé \(C2\) Khoảng cách \(0 \lt X \le L3\) \(\rightarrow\) Giá vé \(C3\) Nghĩa là với các giá vé \(C1, C2, C3\) tương ứng bạn sẽ đi quãng đường tối đa là \(L1, L2, L3\). Vé để đi thẳng từ nhà ga này đến nhà ga khác chỉ có thể đặt mua nếu khoảng cách giữa chúng không vượt quá \(L3\). Vì thế nhiều khi để đi từ nhà ga này đến nhà ga khác ta phải đặt mua một số vé. Hơn thế nữa, nhân viên đường sắt yêu cầu hành khách chỉ được giữ đúng một vé khi đi trên tàu và vé đó sẽ bị hủy khi hành khách xuống tàu. Tìm cách đặt mua vé để đi lại giữa hai nhà ga cho trước với chi phí mua vé là nhỏ nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu tiên ghi các số nguyên \(L1, L2, L3, C1, C2, C3\) \((1 \le L1 \le L2 \le L3 \le 10^9; 1 \le C1 \le C2 \le C3 \le 10^9)\) theo đúng thứ tự liệt kê ở trên.
  • Dòng thứ hai chứa số lượng nhà ga \(N\) \((2 \le N \le 10^4)\)
  • Dòng thứ ba ghi hai số nguyên \(s, f\) là các chỉ số của hai nhà ga cần tìm cách đặt mua vé.
  • Dòng thứ tư là dãy số nguyên \(a_2, a_3, ..., a_n\) \((0 \lt a[i] \lt 10^9)\): với \(a[i]\) là khoảng cách từ nhà ga \(A\) (ga \(1\)) đến nhà ga thứ \(i\).

Dữ liệu ra

  • Gồm \(1\) dòng duy nhất ghi chi phí nhỏ nhất tìm được.

Input 1

3 6 8 20 30 40
7
2 6
3 7 8 13 15 23

Output 1

70

Nhận xét

Không có ý kiến tại thời điểm này.