Thành phố QN có một hệ thống xe buýt chạy theo lịch trình cố định. Mỗi tuyến xe buýt có các đặc điểm:
- Tuyến A: Cứ sau mỗi A giây sẽ có một chuyến xe buýt khởi hành.
- Tuyến B: Cứ sau mỗi B giây sẽ có một chuyến xe buýt khởi hành.
- Tuyến C: Cứ sau mỗi C giây sẽ có một chuyến xe buýt khởi hành.
Các tuyến xe buýt hoạt động liên tục. Người quản lí bến xe muốn biết rằng trong khoảng thời gian từ 1 đến T giây có thời điểm nào mà xe buýt của cả ba tuyến A, B, C cùng khởi hành hay không?
Yêu cầu: hãy tìm thời điểm sớm nhất trong khoảng thời gian từ 1 đến T giây mà xe buýt ở cả ba tuyến A, B, C cùng khởi hành.
Dữ liệu vào
- Dòng đầu tiên là một số nguyên dương \(T (0 \lt T \le 10^{18})\);
- Dòng thứ 2 chứa 3 số nguyên dương \(A, B, C (10 \le A, B, C \le 10^{18})\);
- Các số nguyên trên một dòng được ghi cách nhau một khoảng trắng.
Dữ liệu ra
- Nếu không có thời điểm nào mà xe buýt cả ba tuyến A, B, C cùng khởi hành thì ghi
-1
; - Ngược lại, ghi ra thời điểm sớm nhất mà xe buýt cả ba tuyến A, B, C cùng khởi hành.
Điều kiện
- 60% số điểm thỏa mãn điều kiện: \(A, B, C \le 10^3, T \le 10^6\)
- 40% số điểm thỏa mãn điều kiện: \(A, B, C \le 10^{18}, T \le 10^{18}\)
Input 1
1800
10 15 20
Output 1
60
Input 2
25
12 20 14
Output 2
-1
Nhận xét